Cây Xương Rồng: Đặc Điểm, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Tác Dụng

Cây Xương rồng là cây gì? | Thông tin về cây Xương rồng

Nguồn gốc của cây Xương rồng

Xương rồng có tên tiếng Anh là là Cactus, danh pháp khoa học là Cactaceae. Đây là một loài thực vật thuộc họ Cactaceae với 220 chi.

Đa phần các cây Xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ ngoại trừ loài Rhipsalis baccifera có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Phi. Xương rồng thường sống ở những vùng có khí hậu khô cằn như sa mạc, hoang mạc,… Cũng vì thế, nó được xem là biểu tượng của sự bền bỉ và sức sống mãnh liệt.

Tại Việt Nam, cây Xương rồng phát triển mạnh và được trồng ở nhiều vùng trên khắp cả nước để làm cảnh, trang trí hàng rào, nhà cửa và nhiều công dụng khác.

Ý nghĩa phong thủy của cây Xương rồng

Xét trên phương diện phong thủy, cây Xương rồng thường được coi là một biểu tượng của sức khỏe, may mắn và năng lượng tích cực. Đặc biệt, Xương rồng rất hợp với người mang mệnh Kim và người cầm tinh con Rồng (tuổi Thìn).

Theo đó, người mệnh Kim trồng Xương rồng sẽ có thể hóa giải vận xui, tài lộc tràn đầy, mọi việc đều “thuận buồm xuôi gió”. Trong khi đó, người tuổi Thìn trồng cây sẽ tích tụ may mắn, xóa bỏ điềm rủi, cuộc sống, sự nghiệp và tình duyên luôn luôn thuận lợi.

Tác dụng của cây Xương rồng trong phong thủy còn thể hiện ở khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực từ môi trường xung quanh ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà nên thường được trồng trong vườn, trước nhà hoặc hàng rào. Khi Xương rồng ra hoa được xem là điềm lành, báo hiệu may mắn, tài lộc đang đến gần.

Tuy nhiên, do sự gai góc của nó nên việc đặt cây Xương rồng ở những vị trí quan trọng trong nhà như phòng khách, phòng ngủ,… được xem là điềm xấu. Những chiếc gai nhọn của cây chĩa vào nhà sẽ khiến vận khí xấu, gây tổn thương cho các thành viên, khiến công việc gặp nhiều trắc trở.

Đặc điểm của cây Xương rồng

Xương rồng là loài thực vật mọng nước, thân có nhiều gai nhọn có chiều cao trung bình khoảng 3 – 250cm tùy loài. Cá biệt có một số giống Xương rồng có thân cao tới 5 – 7m.

Đây là giống cây có tuổi thọ khá cao từ 3 – 300 năm. Trải qua thời gian, nó đã hình thành nên các đặc điểm sinh học phù hợp để thích nghi với các môi trường có điều kiện khắc nhoẹt, nắng nóng, khô hạn như sa mạc hoang mạc.

Loài này có thân hình trụ, thân có thể phân thành các cạnh, mọc nhiều nhánh, bên trong chứa nhiều nước. Xương rồng có lá nhỏ hoặc lá tiêu biến thành gai nhọn để hạn chế tình trạng mất nước. Cuống lá ngắn, lá mọc từ cạnh mép của cành, hình trứng, màu xanh thẫm, gân lá không rõ ràng.

Tên gọi chungCactus (Xương rồng)
Tên thực vậtCactaceae
Họ thực vậtCactaceae
Loại câySucculent (Cây mọng nước), perennial (Cây lâu năm).
Kích thước trưởng thànhChiều cao: 3 – 243cm (1 – 96 inches)Chiều ngang: 6 – 76cm (2 -30 inches)
Ánh sángCây ưa nắng
Thời gian nở hoaMùa hè
Màu hoaĐỏ, vàng, cam, trắng, hồng
Nguồn gốcBắc Mỹ và Nam Mỹ

Bảng thông tin đặc điểm chung của họ Xương rồng.

Trong suốt vòng đời của mình, Xương rồng có thể nở hoa vào mùa hè. Tùy theo từng giống Xương rồng cụ thể mà hoài của chúng có hình dạng và màu sắc khác nhau, phổ biến có các màu đỏ, cam, vàng, trắng,… Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra trái có dạng elip, thuôn dài với đường kính khoảng 1cm.

Những loại cây Xương rồng phổ biến

Hiện nay, trên thế giới, họ Xương rồng (Cactaceae) có khoảng 220 chi với 1.800 loài. Sau đây là 4 loại Xương rồng phổ biến nhất:

Xương rồng 3 cạnh (Trichocereus/Echinopsis)

Loài Xương rồng này có thân hình trụ với 3 cạnh lồi rõ ràng, cao từ 1 – 3m. Nó có phần lá nhỏ, mọc trên các cạnh lồi, xen kẽ với gai nhọn.

Hoa của cây Xương rồng 3 cạnh có màu vàng, mọc thành cụm và thường nở vào ban đêm. Sau khi hoa rụng, cây sẽ ra quả màu xanh.

Xương rồng Bát Tiên (Epiphyllum)

Đây là giống Xương rồng trồng làm cảnh rất phổ biến ở Việt Nam. Thân của cây phân cành với chiều cao từ 70 – 100cm, màu sắc đa dạng như xanh thẫm, nâu đỏ hoặc tím.

Thân cây mọc chi chít các gai nhọn gồm cả gai đơn và gai kép, bên trong chứa nhiều mủ. Lá cây hình trứng, màu xanh đậm, gân lá không rõ ràng.

Hoa của Xương rồng Bát Tiên thường mọc thành cụm, màu đỏ hoặc màu trắng rất đẹp mắt.

Xương rồng Trứng Chim (Astrophytum)

Xương rồng Trứng Chim có hình dạng tròn và bề mặt của thân thường trơn láng. Loài này không có gai hoặc rất ít gai cứng so với các giống Xương rồng khác, phần gai tơ nhỏ mọc xen kẽ trên thân giống như mạng nhện nhỏ, khi sờ vào không có cảm giác đau rát.

Xương rồng Bẹ (Rhipsalis)

Loại cây này còn được gọi với cái tên Xương rồng Tai Thỏ vì hình dáng tổng khá giống tai của thỏ. Thân cây phân nhánh, mọc nhiều gai.

Xương rồng Bẹ có thể đơm hoa và kết trái. Quả của nó khi còn non có màu xanh và chuyển dần sang màu đỏ hồng khi chín. Nó thường được sử dụng để điều chế bài thuốc trị đau lưng cực kỳ hiệu quả.

Công dụng của cây Xương rồng

Cây Xương rồng có tác dụng gì? Thực tế, loài cây này không chỉ biết đến như một giống cây cảnh với vẻ ngoài độc đáo, dễ trồng, dễ chăm sóc mà nó còn có nhiều công dụng đối với đời sống và sức khỏe con người. Cụ thể:

Làm cây cảnh, vật trang trí

Xương rồng là giống cây quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng chọn để trồng làm cây cảnh trong nhà, trang trí nội ngoại thất với vẻ ngoài độc đáo và màu sắc cuốn hút.

Chiếu theo phong thủy, Xương rồng có nhiều gai nhọn không thích hợp trồng trong nhà nên nó thường được trồng làm hàng rào, trang trí ban công, cửa sổ,… Ngoài ra bạn có thể đặt một vài chậu cây Xương rồng mini trên bàn làm việc, quán cà phê để decor không gian.

Thanh lọc không khí

Trồng Xương rồng không chỉ mang lại sự tươi mới mà còn là loài cây lọc không khí hiệu quả cho nhà ở. Loài cây này có thể cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thụ CO2 và loại bỏ các bức xạ từ từ các thiết bị điện tử như máy tính bàn, laptop, điện thoại, TV. 

Làm thuốc trị bệnh

Một số loại Xương rồng được sử dụng trong ngành dược học để chiết xuất các thành phần có tác dụng chống nôn, giảm đau hay các bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối rất hiệu quả.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Trong thành phần của thân, lá, quả Xương rồng giàu các chất flavonoid, vitamin E, K, axit linoleic,… Đây là các hợp chất chống oxy hóa được chiết suất để tạo ra các sản phẩm chăm sóc da, cấp ẩm và ngăn lão hóa. 

Bên cạnh đó, dầu hạt từ quả Xương rồng có chứa nhiều gốc axit béo có tác dụng giãn nở lỗ chân lông nên được dùng để kích thích mọc tóc.

Làm thực phẩm

Bạn không nhầm đâu, thực tế cây Xương rồng nhất là Xương rồng Tai Thỏ đã được sử dụng làm thực phẩm cách đây hàng nghìn năm. 

Nó là nguyên liệu được người dân nhiều nước điển hình như Mexico đem chế biến thành các món ăn ngon, bổ sung vitamin, nước và chất xơ cho cơ thể.

Tuy nhiên, không phải loài cây Xương rồng nào cũng có thể dùng làm thực phẩm. Vì vậy, nếu có ý định chế biến món ăn từ Xương rồng bạn cần tham khảo trước ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *