Xu Hướng Trồng Xương Rồng Hiện Nay, Bí Quyết Để Có Cây Xương Rồng Khỏe Là Gì? Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Như Thế Nào?

Với xu hướng mang không gian xanh vào không gian sống, chúng ta đã khá quen thuộc với Xu hướng trồng Kiểng Lá , Sen Đá hay cây kiểng Bonsai trong một vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, có một loại cây rất ít người quan tâm và thường biết với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Đó là xương rồng, mang vẻ bề ngoài gai góc, xù xì thế nhưng vài năm trở lại đây xương rồng đã được mang vào trồng khá nhiều ở sân vườn , làm tiểu cảnh hoặc dùng để trí bàn làm việc. Vậy nên, nếu bạn có nhu cầu trồng xương rồng làm cảnh, để bàn làm việc, nhưng chưa biết trồng, chăm sóc cây như thế nào để cây phát triển khỏe đẹp thì hãy tham khảo hướng dẫn trồng cây xương rồng được cập nhật dưới đây.

Xương rồng là loại cây có gai, hình dáng nhỏ xinh được trồng phổ biến để làm cảnh, trang trí nhà cửa. Cách trồng xương rồng đơn giản, dễ chăm sóc hơn so với nhiều loài cây cảnh khác. Thay vì tìm mua ngoài cửa hàng, bạn có thể tự tay trồng, chăm sóc những chậu xương rồng bé xinh để cảm nhận niềm vui khi nhìn cây lớn lên khỏe đẹp.

1. Những điều cần biết trước khi trồng cây xương rồng

Để trồng cây xương phát triển tốt, bạn cần tìm hiểu thời vụ trồng cây thích hợp. Đồng thời, chuẩn bị loại đất trồng phù hợp và các dụng cụ trồng cây cần thiết.

1.1. Dụng cụ để trồng xương rồng

Trước khi thực hiện trồng cây xương rồng, bạn chuẩn bị các dụng cụ trồng cây cần thiết sau:

  • Chậu trồng cây
  • Xẻng xúc đất
  • Xẻng xới đất
  • Bàn cào đất
  • Bình tưới cây

1.2. Đất trồng xương rồng

Cây xương rồng là loài cây trồng ưa thích đất tơi xốp, thoát nước tốt. Vậy trồng xương rồng bằng đất gì phù hợp? Khi trồng loại cây cảnh này, bạn có thể tìm mua các loại đất chuyên trồng cây cảnh tại các cửa hàng bán cây hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, để tăng độ thoát nước cho đất, bạn có thể trộn đất trồng xương rồng với đá trân châu theo tỉ lệ 2:1. Trộn đất trồng với đá trân châu giúp đất thoát nước tốt hơn.

1.3. Nên trồng xương rồng vào thời gian nào?

Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt. Cây có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết bất lợi. Vì vậy, bạn có thể trồng cây quanh năm. Tuy nhiên, để cây nảy mầm tốt, phát triển nhanh, thì bạn tránh gieo hạt hoặc trồng xương rồng vào mùa mưa. Thời điểm này thời tiết âm u, ít nắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Trời mưa cũng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại nấm bệnh phát sinh, phát triển gây hại cây trồng.

Cây cảnh giả decor trang trí nội thất đang là xu hướng mới trong thời đại ngày nay. An toàn, sạch sẽ, bền bỉ, không dị ứng, không côn trùng sâu bọ là ưu điểm chính của việc chọn “cây cảnh giả” mà shop đồ trang trí xuhuongthietke cung cấp.

1.4. Trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?

Cây xương rồng là loài cây có nhiều gai nhọn, có thể gây tổn thương đến người khác. Trồng xương rồng, bạn hạn chế đặt cây ở những vị trí thường có người qua lại như trước cửa nhà, tiền sảnh của tòa nhà, mặt tiền của cửa hàng. Bạn cũng không nên đặt cây ở lối đi hoặc hành lang. Đối với những gia đình có con nhỏ, phải thật thận trọng khi chọn vị trí đặt cây xương rồng, tránh xa tầm tay trẻ với tới.

1.5. Có nên trồng xương rồng trong nhà không?

Trồng xương rồng, người ta thường đặt cây trong nhà ở các vị trí như bàn làm việc, ban công, bên cửa sổ… Theo quan niệm của dân gian, chậu xương rồng đặt ở hướng Tây Bắc trong nhà là phù hợp. Vì hướng này vô cùng u ám, việc đặt cây xương rồng ở đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, làm không gian tươi sáng hơn.

2. Chi tiết các cách trồng xương rồng đúng kỹ thuật

Có nhiều phương pháp trồng xương rồng. Bạn có thể trồng cây từ hạt, từ nhánh con hoặc bằng kỹ thuật tháp ghép.

2.1. Cách trồng xương rồng từ nhánh con

Đối với những bạn trồng xương rồng lần đầu, chưa có kinh nghiệm, có thể chọn cách trồng xương rồng từ nhánh con. Đây là cách trồng xương rồng ra hoa đơn giản, dễ thực hiện, cây con có tỉ lệ sống cao.

Trước hết, bạn chọn nhánh con từ cây xương rồng khỏe mạnh. Có thể chọn nhánh từ cây có hoa xương rồng đẹp hoặc cây có hình dáng đẹp mà bạn thích. Sau đó, dùng dao sắc đã được sát trùng cắt lấy phần nhánh cần nhân giống. Mang nhánh xương rồng vừa cắt để nơi thoáng mát trong 2 – 3 ngày cho vết cắt khô lại rồi mang trồng vào chậu. Sau một thời gian, nhánh con sẽ phát triển thành cây xương rồng mới có phẩm chất giống cây mẹ.

2.2. Cách trồng cây xương rồng bằng kỹ thuật tháp ghép

Cách trồng xương rồng bằng kỹ thuật tháp ghép đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu về kỹ thuật ghép và có kinh nghiệm trồng cây. Để trồng xương rồng bằng cách tháp ghép, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng dao thật sắc cắt xéo gốc ghép theo hình chữ V hoặc cắt bằng.
  • Bước 2: Lấy cành ghép từ cây khác cũng cắt theo hình gốc ghép vừa cắt rồi đặt chúng lại với nhau cho liền mí.
  • Bước 3: Dùng chỉ hoặc dây thun buộc thật chặt cho chúng dính vào nhau.

*Lưu ý: Kỹ thuật tháp cành nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc và cành ghép đều ướt nhựa cây để cây ghép có tỷ lệ thành công cao.

2.3. Cách trồng xương rồng bằng hạt

Để trồng xương rồng từ hạt, đầu tiên, bạn phải chuẩn bị hạt giống. Chọn hạt giống có phẩm chất tốt, lấy từ cây mẹ sạch bệnh, không bị sâu mọt cắn phá.

Chuẩn bị khay gieo hạt có đất đủ ẩm. Tiến hành dùng tay rải hạt thật đều lên bề mặt. Sau khi gieo xong thì rải một lớp đất mỏng lên bề mặt rồi dùng màng bọc thực phẩm phủ kín khay gieo. Để khay hạt giống ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 1 tháng gieo hạt, hạt giống sẽ lên mầm. Thời điểm bạn thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì tiến hành gỡ màng bọc thực phẩm để cây phát triển.

Khi thân cây xương trồng phát triển khoảng 2 – 3cm thì bạn có thể mang cây ra trồng trong chậu. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng từ hạt khá lâu, đòi hỏi bạn phải kiên trì chờ kết quả.

3. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xương rồng khỏe mạnh

Sau khi trồng cây xương rồng, để cây phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh, nở hoa đẹp, bạn phải áp dụng cách chăm sóc phù hợp.

3.1. Chú ý ánh sáng và không khí

Xương rồng là loài cây trồng cần nhiều ánh sáng, đặc biệt là ánh mặt trời trực tiếp. Cây phải nhận được ít nhất 6 giờ nắng mỗi ngày để phát triển tốt. Vì vậy, bạn cần đặt chậu xương rồng ở nơi có đủ ánh sáng và không khí lưu thông tốt. Đối với xương rồng con mới nảy mầm từ hạt hoặc xương rồng mới được tháp ghép, bạn chỉ cần mang cây ra phơi nắng buổi sáng 1 – 2 giờ là đủ.

3.2. Tưới nước phù hợp

Nhìn chung, các loại xương rồng đều không cần quá nhiều nước. Bạn nên quan sát đất trồng trong chậu để bổ sung nước phù hợp cho cây. Khi thấy đất khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới vừa đủ để ngấm tới rễ cây khoảng ¾ chậu trồng. Nếu bạn trồng xương rồng ở nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng thì chỉ cần tưới cho cây 2 – 3 lần/tuần.

3.3. Lưu ý nhiệt độ khi trồng xương rồng

Nhiệt độ phù hợp trồng xương rồng là khoảng từ 10 – 50 độ C. Trong đó, nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt là từ 15 – 28 độ C. Bạn có thể đặt chậu cây xương rồng bên cửa sổ, ban công để cây phát triển tốt.

3.4. Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Cây xương rồng cần được bón phân đầy đủ để phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Đối với kỹ thuật trồng xương rồng ra hoa, bạn chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng cho cây. Tham khảo loại phân và thời kỳ bón phân cho cây sau:

  • Thời kỳ cây con: Bón phân NPK 20-20-20 kết hợp NPK 16-16-8
  • Thời kỳ tăng trưởng: Bón phân NPK 18-19-30 hoặc NPK 20-30-20.
  • Thời kỳ ra hoa: Bón phân NPK 6-30-30.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân bón kích thích ra hoa NPK 10-60-10 để bón cho cây (ngưng bón khi cây ra nụ). Bón phân với liều lượng 1 – 1,5g pha cùng 1 – 1,2l nước để tưới cho cây 10 – 15 ngày/1 lần.

3.5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây xương rồng

Mặc dù xương rồng là loài cây trồng ít bị sâu bệnh hại tấn công nhưng cây vẫn có nguy cơ bị bệnh thối gốc, bị rệp sáp xâm hại nếu không có cách chăm sóc, phòng trừ phù hợp.

Rệp sáp gây hại cây xương trồng bằng cách bám trên thân hút chích nhựa khiến cây phát triển chậm. Để phòng trừ loại sâu hại này, bạn có thể sử dụng thuốc tím diệt rệp rải xung quanh gốc xương rồng.

Trường hợp phát hiện cây xương rồng bị bệnh thối gốc với biểu hiện có các vết đốm thối màu xám hoặc nâu đen chứa nhiều nước nằm rải rác trên thân gần gốc, bạn nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh ngay để tránh lây lan. Trong quá trình chọn đất, phân để trồng cây, lưu ý chọn loại đất không có nấm bệnh, các dụng cụ trồng cây phải được khử trùng bằng cồn 70%. Thực hiện phun định kỳ thuốc Daconil 0.1% để phòng trừ nấm bệnh hại cây.

3.6. Thay đất và chậu cho cây

Thực hiện việc thay chậu cho cây xương rồng khi thấy chậu đang trồng quá nhỏ so với kích thước cây. Khi thay chậu, bạn có thể thay luôn đất trồng để hạn chế nấm bệnh tồn tại trong đất và cung cấp đất mới đủ dinh dưỡng để cây phát triển. Định kỳ 6 – 12, bạn thay chậu và đất trồng xương rồng 1 lần.

Nếu bạn là người có niềm yêu thích đặc biệt với loài cây có sức sống mãnh liệt và thích ngắm hình dáng đa dạng của nhiều loại xương rồng thì đừng bỏ qua Vườn xương rồng sở hữu nhiều kỷ lục nằm ở phân khu The World Garden, thuộc VinWonders Nha Trang.

Xương rồng Arrojadoa tại Vườn xương rồng thuộc VinWonders Nha Trang

Xương rồng Arrojadoa tại Vườn xương rồng thuộc VinWonders Nha Trang

Vườn xương rồng thuộc VinWonders Nha Trang đang sở hữu  kỷ lục “Khu vườn có bản đồ Việt Nam xếp từ xương rồng lớn nhất Việt Nam”. Đến đây, bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hàng trăm loại xương rồng quý hiếm đến từ khắp nơi trên thế giới, có niên đại lâu năm như:

  • Xương rồng Stenocereus: Loài xương rồng có nguồn gốc từ Nam Phi và Mexico cho hoa hình phễu, dài 6 đến 9 cm. Hoa có màu trắng đến nhạt màu hoa oải hương, nở về đêm rất đẹp.
  • Xương rồng Arrojadoa: Là loài xương rồng có nguồn gốc từ Trung, Nam Mỹ và Mexico. Xương rồng Arrojadoa cho hoa có màu cam, hồng hoặc đỏ rực rỡ, thu hút ánh nhìn của du khách tham quan.
  • Xương rồng Gasteria: Có nguồn gốc từ châu Phi, xương rồng Gasteria là loại thực vật có chiều cao hạn chế, cây cao không quá 20cm. Hoa của loài xương rồng này có dạng chùm, có màu hơi đỏ và vàng.
  • Xương rồng Espostoa: Loại cây xương rồng này đến Peru và Ecuador, Nam Mỹ. Xương rồng Espostoa có chiều cao vượt trội, lên đến 5m, đường kính 12cm. Hoa thường nở vào thời điểm hoàng hôn và có màu trắng tuyệt đẹp.

Xương rồng Espostoa

Xương rồng Espostoa

Ngoài ngắm nhìn xương rồng, đến với The World Garden, bạn còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập “kỳ hoa dị thảo” đến từ khắp nơi trên thế giới. Tại đây, có Vương quốc hoa hồng đẹp như trong cổ tích, khu vườn Nhật đậm nét văn hóa xứ sở mặt trời mọc, Bánh xe bầu trời… để bạn thỏa thích khám phá, check in. Sau khi tham quan The World Garden, bạn có thể ghé thăm các phân khu khác để trải nghiệm nhiều trò chơi cảm giác mạnh, xem siêu phẩm Tata Show, thử sức với đường trượt Zipline 3 kỷ lục, tham quan King’s GardenThủy cung

Du khách thích thú trước bộ sưu tập xương rồng khổng lồ tại The World Garden

Du khách thích thú trước bộ sưu tập xương rồng khổng lồ tại The World Garden

Đặt ngay vé VinWonders Nha Trang

Xương rồng là loài cây có vẻ đẹp gai góc cùng sức sống mãnh liệt được nhiều người yêu thích chọn trồng làm cảnh. Trồng xương rồng không khó, nếu yêu thích loài cây này, bạn có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để trồng và chăm sóc xương rồng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ kỹ thuật trồng xương rồng và chăm sóc cây đúng cách. Chúc bạn sớm trồng được những chậu xương rồng khỏe đẹp như ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *