Gốm – một nguyên liệu tự nhiên từ đất sét đã tồn tại hàng ngàn năm và luôn làm say mê con người bằng vẻ đẹp và độ bền đáng kinh ngạc. Gốm đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước công nguyên và đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử của nhân loại
Gốm là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiết với đời sống tinh thần vật chất của con người Việt Nam. Đến hiện nay, đồ gốm vẫn luôn được ứng dụng rộng rãi và trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và thế giới hiện đại nói chung.
Chúng ta cùng tìm hiểu những điều thú vị về gốm và khám phá các ứng dụng cơ bản của gốm trong đời sống hàng ngày trong bài viết dưới đây nhé.
Gốm là gì – Thành phần của Gốm
Gốm là một nguyên liệu tự nhiên quý báu được tạo ra từ đất sét thông qua quá trình nung chảy ở nhiệt độ cao. Đặc điểm nổi bật của gốm là khả năng biến đổi từ trạng thái dẻo và hình thành dưới dạng vật thể rắn, sau khi trải qua quá trình nung chảy.
Ngoài tính năng thẩm mỹ, gốm còn nổi tiếng với độ bền và khả năng chịu nhiệt, làm cho nó trở thành nguyên liệu ưa chuộng trong việc tạo ra đồ dùng nhà bếp, đồ trang sức, sản phẩm nghệ thuật, và nhiều ứng dụng khác.
Gốm cổ điển làm từ đất sét hoặc hỗn hợp của đất sét cùng nhiều chất khác, được tạo ra thông qua một quá trình nung ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, những loại gốm không nung thời hiện đại được tạo ra dưới nguyên lý hoá thạch, giúp cho các sản phẩm gốm có chất lượng cao hơn và giá thành thấp.
Cả hai phương pháp sản xuất gốm này đều được sử dụng nhiều với từng mục đích khác nhau. Nếu sử dụng nguyên liệu và phương pháp chế tạo khác nhau, chúng ta sẽ tạo ra các loại gốm đa dạng. Trên thị trường, có một loạt các loại gốm, bao gồm gốm sành, gốm sứ, gốm đất nung, gốm sành xốp, gốm sành nâu, và nhiều loại khác.
Các Bước Làm Gốm Cơ Bản
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Bước đầu tiên là chọn đất sét và đất cao lanh chất lượng. Nguyên liệu chất gốm đúng loại là chìa khóa để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
Bước 2: Tạo hình đồ gốm
Đất sét được “nhào nặn”, tạo hình theo nhiều cách khác nhau, có thể bằng tay, bằng khuôn, hoặc trên bàn xoay gốm.
Bước 3: Trang trí hoa văn
Sáng tạo bằng cách vẽ, trang trí, khắc hoạ hoặc in hoa văn trên bề mặt gốm
Bước 4: Tráng men Sau khi tạo hình gốm hoàn tất, đồ gốm cần được tráng men để bảo vệ màu sắc và tạo độ bóng.
Bước 5: Nung sản phẩm gốm
Bước cuối cùng, sản phẩm sẽ được nung trong lò ở nhiệt độ cao để tạo độ cứng và bền cho sản phẩm.
Đặc tính của Gốm
Khả năng chịu nhiệt tốt
Khả năng chịu nhiệt tốt của gốm là một trong những đặc tính nổi bật khi nhắc đến gốm.
Bởi vì gốm được tạo ra thông qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cực kỳ cao nên khả năng chịu nhiệt của gốm trong quá trình sử dụng không còn gì để bàn cãi
Bất cứ khi nào bạn đặt chúng vào lò nhiệt, nấu nướng, hoặc đun sôi, gốm vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu.
Độ bền cao
Có rất nhiều người mặc định rằng gốm có độ bền không bằng kim loại. Tuy nhiên, sau nhiều lần kiểm định cho thấy độ cứng của gốm cao hơn thép đến 4 lần.
Cũng chính vì đặc tính này mà gốm là một trong những sản phẩm luôn được đánh giá cao và tin dùng.
Độ bền cao của gốm, kết hợp với các đặc tính khác như khả năng chịu nhiệt tốt và tính thẩm mỹ đa dạng, luôn được người tiêu dùng tin cậy, ưa chuộng.
Tính thẩm mỹ đa dạng
Gốm không chỉ nổi tiếng với tính chất bền và khả năng chịu nhiệt mà còn có tính thẩm mỹ đa dạng và phong phú.
Với sự sáng tạo của nghệ nhân và sự đa dạng trong nguyên liệu, gốm có khả năng thể hiện nhiều loại hình dạng, màu sắc, và hoa văn khác nhau.
- Màu Sắc Đa Dạng: Gốm có khả năng chấp nhận nhiều loại màu sắc khác nhau, từ sắc trắng tinh khôi đến màu sắc tươi sáng và họa tiết nổi bật.
- Kiểu mẫu đa dạng và sáng tạo: Đồ gốm được thiết kế với nhiều hình dáng, kiểu mẫu khác nhau như bát đĩa, chén đĩa, lọ hoa, và các sản phẩm khác mang đậm nét truyền thống hoặc xu hướng hiện đại.
Không gây độc hại và thân thiện với môi trường
Gốm chủ yếu được làm từ thành phần cấu tạo tự nhiên, thường là đất sét và các khoáng chất tự nhiên khác.
Bên cạnh đó, gốm không có chứa hóa chất độc hại hay thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Gốm cũng không gây ô nhiễm môi trường, có khả năng tái chế và làm lại nhiều lần mà không gây hại đến môi trường tự nhiên
Ứng dụng cơ bản của Gốm trong đời sống
Gốm đã tồn tại và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người suốt hàng ngàn năm, và nó vẫn giữ vững vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại. Dưới đây là một số ứng dụng cơ bản của gốm trong đời sống hằng ngày:
1. Đồ Dùng Nhà Bếp: Gốm là lựa chọn lý tưởng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm đồ dùng nhà bếp, bao gồm bát đĩa, nồi chảo, chén đĩa, ấm đun nước, và hơn thế nữa. Với đặc tính không gây độc hại và khả năng chịu nhiệt của gốm giúp việc nấu nướng an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết.
2. Trang Trí Nội Thất: Sự đa dạng trong kiểu dáng và màu sắc của gốm được sử dụng rộng rãi khi decor trang trí nội thất như gương trang trí, đèn trang trí, bình hoa gốm, và các tác phẩm nghệ thuật gốm làm cho không gian sống trở nên ấm cúng và sang trọng hơn.
3. Đồ Trang Sức: Gốm cũng được sử dụng để làm đồ trang sức như vòng cổ, bông tai, hay vòng tay. Gốm có thể được mài bóng và làm thành trang sức gốm có màu sắc đa dạng và hoa văn độc đáo.
4. Sản Phẩm Nghệ Thuật: Nghệ nhân gốm tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ gốm, bao gồm các bức tranh, tượng thần, và các tác phẩm trừu tượng.
5. Vật Liệu Xây Dựng: Gốm còn được sử dụng trong ngành xây dựng như ngói gốm, gạch lát và gạch mosaic gốm thường được sử dụng để lát sàn và tường. Ngoài sự bền bỉ thì vật liệu này còn mang đến cho căn nhà giao diện vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, lợp mái bằng ngói gốm là biện pháp để ngôi nhà được tránh nóng và giữ ấm.